Ở trong kinh doanh, mỗi người cần phải thực hiện rất nhiều các công việc khác nhau, vì vậy để mọi việc có thể diễn ra theo một quá trình cụ thể, nhanh chóng thì cần phải vạch ra một kế hoạch rõ ràng. Bài viết dưới đây là một số những tìm hiểu về khái niệm AOP trong kinh doanh là gì? Những bước xây dựng kế hoạch đơn giản, dễ dàng và hiệu quả nhất.
AOP trong kinh doanh là gì?
AOP chính là tên viết tắt của cụm từ “Annual Operating Plan” có nghĩa là bảng kế hoạch hoạt động hàng năm. Ở trong kinh doanh AOP được lập ra với mục đích là dự báo được thu chi cụ thể trong một năm hoạt động của doanh nghiệp, từ đây các doanh nghiệp có thể xác định được chính xác những mục tiêu cần phát triển. Việc thực hiện và theo dõi sát sao AOP vừa giúp định hướng về các hoạt động cho năm kế tiếp vừa có thể xây dựng được những chiến lược thống nhất từ trên xuống dưới.
Cách xây dựng AOP tốt nhất ở trong kinh doanh
Để xây dựng được AOP ở trong kinh doanh thì đầu tiên bạn cần phải hình dung được những kế hoạch kinh doanh ở trong năm của mình sẽ bao gồm tất cả những công việc gì. Từ đó bạn có thể liệt kê ra từng khía cạnh cụ thể của kế hoạch và xem xét rằng nó có ảnh hưởng, tác động như thế nào đến kế hoạch kinh doanh của năm. Bạn cần phải đặc biệt ghi nhớ một điều rằng, AOP chính là lộ trình mà bạn cần phải thực hiện được ở trong năm tiếp theo để đạt được những con số tốt nhất trong kinh doanh. Bên cạnh đó thì ở trong trường hợp bạn muốn kêu gọi vốn đầu tư thì các nhà đầu tư cũng sẽ rất quan tâm tới AOP mà bạn đưa ra. Chính vì vậy, hãy chuẩn bị kỹ càng và lên cho mình một bảng kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất.
Một AOP ở trong kinh doanh hoàn chỉnh sẽ gồm có những công việc cụ thể như sau:
- Đưa ra được sứ mệnh, mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp.
- Giới thiệu tóm tắt về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của doanh nghiệp.
- Giới thiệu về thành phần quan trọng, chủ chốt tại công ty.
- Đặc điểm cụ thể về sản phẩm, dịch vụ hiện tại mình đang bán, đang hướng đến.
- Thị trường mục tiêu mà mình đang muốn hướng tới ở trong năm.
- Phân tích tất cả những đối thủ đang cạnh tranh trực tiếp.
- Có chiến lược tiếp thị, dự thảo một bảng tài chính rõ ràng, cụ thể.
- Những hình thức huy động vốn, đề xuất khi triển khai kinh doanh.
- Phụ lục về các vấn đề liên quan.
Lý do tại sao cần phải tạo AOP ở trong kinh doanh?
Việc thực hiện các công việc theo một kế hoạch cụ thể đã được đưa ra trước đó sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể định hướng được những mục tiêu đang hướng đến một cách rõ ràng nhất.
Ý nghĩa của việc thực hiện AOP trong kinh doanh
- Các công ty khi đưa ra được một mục tiêu rõ ràng thì tất cả các phòng ban sẽ phải cùng nhau nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt, có hiệu quả mục tiêu đó.
- Giúp cho cấp quản lý có thể dễ dàng trong quá trình quan sát, đánh giá nhân viên của mình.
- Kiểm soát tốt được những công việc đang thực hiện để từ đó đưa ra được những biện pháp phù hợp nhất đối với doanh nghiệp.
- Ngoài ra, còn giúp cho việc xây dựng AOP ở trong những năm tiếp theo dễ dàng hơn.
Tác hại khi không xây dựng AOP trong kinh doanh
Tất cả các doanh nghiệp được thành lập đều hướng tới mục tiêu chính đó là lợi nhuận, vậy nên khi các doanh nghiệp không lên cho mình một kế hoạch kinh doanh hàng năm thì sẽ gặp phải rất nhiều những khó khăn, thách thức lớn.
- Những mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp không được rõ ràng, các phòng ban không có sự liên kết, kết nối với nhau dẫn tới hoạt động rời rạc.
- Không đưa ra được những chiến lược phát triển cụ thể hàng năm, điều này có thể làm cho các doanh nghiệp dễ đi sai hướng, mắc phải nhiều sai lầm không đáng có.
- Cấp quản lý sẽ rất khó khăn trong quá trình đánh giá, so sánh và đưa ra những quyết định quan trọng mang tính chiến lược.
- Không có những kế hoạch cụ thể thì từng phòng ban sẽ không thể đánh giá được năng suất của công việc, dẫn tới quá trình làm việc không hiệu quả, nhân viên làm việc thiếu trách nhiệm.
- Việc không có AOP trong kinh doanh các doanh nghiệp sẽ không thể vạch ra được cho mình những giải pháp dự phòng trong trường hợp xảy ra những tình huống xấu nhất.
- Các phòng ban không được phân chia công việc một cách rõ ràng cụ thể, dẫn tới tình trạng năng suất làm việc thấp, quá trình làm việc thường xuyên xảy ra nhiều sai sót.
Trên đây là một số tìm hiểu về khái niệm AOP trong kinh doanh là gì? Những bước xây dựng kế hoạch đơn giản, dễ dàng và hiệu quả nhất. Hy vọng với chia sẻ của bài viết trên bạn sẽ có thêm được cho mình những kiến thức cũng như hiểu biết bổ ích mới. Chúc các bạn thành công!