Rối loạn thần kinh thực vật là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Đồng thời gây ra sự suy giảm nhanh chóng của hệ miễn dịch. Vậy rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn liên quan đến chứng bệnh này.
Rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi không?
Tác dụng phụ của thuốc Tây y là nỗi lo lớn nhất của người bệnh, do đó khi gặp phải các triệu chứng đơn giản, đa số các bác sĩ đều khuyên sử dụng các liệu pháp nghỉ ngơi. Tương tự đối với rối loạn thần kinh thực vật, một số trường hợp người bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên phải áp dụng lối sống điều độ, không sử dụng các chất kích thích.
Vậy rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi không? Đối với người bệnh có các biểu hiện bệnh nhẹ thì chỉ cần thay đổi lối sống sinh hoạt, đảm bảo giảm căng thẳng thì chứng bệnh có thể được đẩy lùi. Tuy nhiên, khả năng tự khỏi bệnh mà không cần sự tác động của bất kỳ loại thuốc nào là khá hiếm.
Để hạn chế sử dụng thuốc Tây Y, bạn có thể áp dụng những cách đẩy lùi bệnh đơn giản như sau:
Áp dụng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên chính là giải pháp hữu hiệu nhất nên áp dụng. Trung bình mỗi ngày bạn nên dành tối thiểu 30 phút cho các môn thể thao mà mình yêu thích. Bởi rèn luyện cơ thể đem lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời như: tăng tuần hoàn mạch máu, cải thiện các triệu chứng căng thẳng, lo âu một cách đáng kể.
Những bài tập nhẹ nhàng như: yoga, dưỡng sinh, thiền, đi bộ,… được các bác sĩ khuyến khích nếu đang trong giai đoạn đầu của bệnh. Thời gian luyện tập thích hợp là vào buổi sáng hoặc chiều tối. Lưu ý trong quá trình tập luyện nếu gặp phải tình trạng khó thở, thở gấp hoặc choáng váng cần nghỉ ngơi và giảm cường độ tập luyện xuống thấp.
Ngoài ra chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trọng, nên bỏ thuốc lá, hạn chế các loại đồ uống kích thích hệ thần kinh như rượu, bia, cà phê,… Uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Tuyệt đối không ăn quá no trong một bữa mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Đối với quá trình sinh hoạt và hoạt động hàng ngày, không được thay đổi tư thế một cách đột ngột. Dẫn đến thiếu máu lên não và gia tăng biểu hiện chóng mặt, khó thở.
Sử dụng các loại thuốc từ Đông Y
Đối với những căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh nói chung, bạn nên tận dụng các cây thuốc quý trong Đông Y. Không những đem lại hiệu quả cao khi sử dụng mà còn hạn chế những tác dụng phụ so với sử dụng thuốc Tây.
Một số loại dược liệu quý giúp trấn an tinh thần và bồi bổ sức khỏe như: lạc tiên, tâm sen, khổ sâm,…. Đặc biệt khổ sâm là dược liệu mới được phát hiện ra trong thời gian gần đây.
Nhờ có chứa các hoạt chất như: Oxymatrine, Kurarin One, Matrine, khổ sâm đem đến tác dụng giảm tình trạng tim đập nhanh và trạng thái căng thẳng, lo lắng của người bệnh. Tác dụng của loại dược liệu này có thể thay thế thuốc chứa beta và được đánh giá là an toàn, không mang đến tác dụng phụ khi sử dụng.
Chẩn đoán các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa hai hệ thần kinh của con người là giao cảm và phó giao cảm. Thông thường nhịp tim chính là yếu tố đầu tiên bị tác động dẫn tới những thay đổi trong quá trình truyền tín hiệu điện trong cơ thể.
Các dấu hiệu và triệu chứng cơ bản của bệnh rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:
– Khó thở: người bệnh thường xuyên bị hụt hơi và phải thở mạnh hoặc hít sâu mới cảm thấy dễ chịu. Tình trạng này có xu hướng gia tăng ở những nơi ồn ào và đông đúc.
– Đau ngực: những cơn đau rát thường xuất hiện một cách bất ngờ, khiến người bệnh không thể đứng vững, thậm chí nếu kéo dài còn dẫn đến gia tăng nhiệt độ cơ thể.
– Chóng mặt: cảm giác đứng không vững sẽ xuất hiện thường xuyên khi bạn thay đổi tư thế một cách đột ngột, đang ngồi mà đứng dậy hoặc ngược lại.
– Tay chân run và đổ mồ hôi: nếu rơi vào trạng thái căng thẳng, hốt hoảng thì tình trạng này càng biểu hiện một cách rõ rệt. Nguyên nhân chính là do hệ thần kinh bị kích thích một cách quá mức làm tăng lượng mồ hôi trên cơ thể và không thể kiểm soát được tay chân.
– Mất ngủ: do cơ thể luôn ở trong trạng thái lo lắng, bất an vì vậy sẽ dẫn tới giấc ngủ không sâu hoặc trằn trọc cả đêm. Tình trạng này kéo dài sẽ tạo nên tinh thần uể oải và thiếu sức sống.
Ngoài ra ở nữ giới có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng như rụng tóc, giảm ham muốn tình dục và rối loạn kinh nguyệt. Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ chỉ cảm nhận được sự bất an, bồn chồn và lo lắng. Tuy nhiên ở giai đoạn nặng, có thể dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi không? Đồng thời nắm được các triệu chứng cơ bản của bệnh để từ đó đưa ra những liệu pháp điều trị thích hợp.