Vùng biển của một quốc gia thường bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vậy Việt Nam có chủ quyền như thế nào đối với vùng nội thủy của mình? Mời các bạn theo dõi hết bài viết sau để biết thêm thông tin về lĩnh vực này nhé.
Khái niệm về chủ quyền và vùng nội thủy
Chủ quyền là tính có quyền lực độc lập của một quốc gia đối với một khu vực địa lý. Vùng nội thủy là toàn bộ vùng nước và đường thủy trong phần đất liền, được tính từ đường cơ sở mà quốc gia đó xác định vùng lãnh hải của mình trở vào. Bao gồm cả sông, suối, kênh dẫn nước trong phần đất liền. Việt Nam có chủ quyền đối với vùng nội thủy chính là tính quyền lực độc lập đối với toàn bộ vùng nước và đường thủy trong phần đất liền được tính từ đường cơ sở trở vào.
Một số quy định về xác định vùng Nội thủy theo pháp luật Việt Nam
Ngày 21/06/2012, Luật Biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013. Tại Chương II, Điều 9 đã quy định rõ: “Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, nằm bên trong đường cơ sở, là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Vùng nội thủy Việt Nam bao gồm: biển nội địa, các cửa sông, vũng, vịnh, cảng biển và các vùng nước ở khoảng giữa bờ biển và đường cơ sở, bao gồm cả vùng nước lịch sử”. Theo tuyên bố ngày 12/05/1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ: “Vùng biển phía trong đường cơ sở và tiếp giáp với bờ biển là nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Việc xác định rõ vùng nội thủy và chủ quyền của Việt Nam đối với vùng nội thủy là rất cần thiết cho người dân. Họ cần nắm được những quy định cơ bản để thuận lợi cho việc khai thác và bảo vệ quyền lợi của mình ở vùng nội thủy.
Việt Nam có chủ quyền như thế nào đối với vùng nội thủy của mình?
Vùng nội thủy được xác định căn cứ trên đường cơ sở duyên hải. Khi xác định nội thủy cũng phải cân nhắc đến những cửa sông hay vịnh nhỏ mà toàn phần thuộc về quốc gia hay ven biển. Bạn có biết Theo Điều luật, Việt Nam có chủ quyền như thế nào đối với vùng nội thủy của mình qua chế độ pháp lý không? Đó là: “Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền”. Đối với tàu thuyền đi vào vùng nội thủy hoặc ngoài vùng nội thủy, quốc gia ven biển cần thi hành biện pháp để tránh sự vi phạm đối với các quy định của vùng nội thủy nói trên.
- Trong nội thủy, lãnh hải của Việt Nam, các phương tiện di chuyển ngầm của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi và treo cờ quốc tịch. Nếu hoạt đồng ngầm phải được sự cho phép của chính phủ, tuy nhiên vẫn phải treo cờ quốc tịch trong quá trình di chuyển.
- Quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền trên vùng nội thủy: Lực lượng tuần tra, kiểm soát, cảnh sát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.
- Quy định của Công ước liên hợp quốc về luật biển: Đối với nội thủy hay đất liền thì các quốc gia ven biển đều có chủ quyền đầy đủ và tuyệt đối. Việt Nam có chủ quyền như thế nào đối với vùng nội thủy của mình? Có được áp dụng giống như trong công ước của Liên hợp quốc không? Câu trả lời là mọi tàu thuyền của nước ngoài muốn đi vào hoặc có hoạt động bất kỳ nào trong nội thủy cũng cần phải xin phép quốc gia ven biển trước khi thực hiện.
- Khi có những biến động bất thường trên vùng nội thủy, Việt Nam có chủ quyền như thế nào đối với vùng nội thủy của mình? Chúng ta vẫn thực thi thẩm quyền đối với những vụ việc xảy ra trên tàu thuyền trong nội thủy. Tuy nhiên, chúng ta thường không thực thi thẩm quyền này đối với các sự việc xảy ra nội bộ trên tàu. Chúng ta chỉ thực thi khi sự việc đó ảnh hưởng đến quyền lợi của vùng nội thủy và lãnh thổ nước ta.
Trên đây là một số biểu hiện của Việt Nam có chủ quyền như thế nào đối với vùng nội thủy của mình. Tóm lại, bài viết cho ta thấy “Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền”.