Mục tiêu nghề nghiệp kế toán là một phần rất nhỏ trong CV. Nhưng tầm quan trọng của nó lại không hề đơn giản chút nào. Không những thế, mục tiêu công việc sẽ giúp người tuyển dụng đánh giá được vị trí nào tốt nhất cho bạn.
Vì sao mục tiêu nghề nghiệp kế toán trong CV lại quan trọng
Xác định chính xác mục tiêu nghề nghiệp chính là bước đầu của thành công. Người tuyển dụng sẽ xem đây là tiêu chí để đánh giá về bạn. Người tuyển dụng rất mong muốn tuyển được người có tâm huyết với công việc. Có cảm hứng với công việc nghĩa là bạn sẽ bỏ chất xám để phát triển về công việc đó. Những ai viết mục tiêu nghề nghiệp cẩn thận, hay và có tâm sẽ được người tuyển dụng rất chú ý.
Khi lọt vào vào phỏng vấn cũng vậy, những câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp kế toán vẫn sẽ được đề cập đến. Hãy có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước, đề không bị bất ngờ khi được đặt câu hỏi. Trả lời lưu loát, chuyên nghiệp về những mục tiêu công việc của mình. Như thế bạn đã ghi điểm tuyệt đối trước người tuyển dụng.
Những lỗi thường gặp phải khi nêu mục tiêu nghề nghiệp
Đề ra mục tiêu nghề nghiệp quá dài dòng
Một ngày có hàng ngàn hồ sơ xin việc được gửi về, người tuyển dụng sẽ không thể nào đọc hết chúng. Do đó một mục tiêu nghề nghiệp quá dài là một điều sai lầm.
Bạn nghĩ rằng viết càng nhiều sẽ càng thu hút? Những người chuyên nghiệp sẽ không bao giờ mắc phải. Vừa ngắn gọn vừa cô đọng mới là thứ người tuyển dụng cần. Bạn cần tóm tắt mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn nhưng vẫn để lại ấn tượng.
Viết cho mọi vị trí
Người tuyển dụng cần một người có kỹ năng chuyên sâu cho một vị trí nhất định. Với mục đích người được tuyển phải tập trung tâm huyết để phát triển nó. Vậy với một mục tiêu công việc chung chung sẽ tạo thành điểm trừ trong mắt người tuyển dụng.
Họ sẽ đánh giá thấp chuyên môn hiểu biết của bạn vì không biết được khả năng làm việc nhất định. Những hồ sơ có mục tiêu không rõ ràng thường bị loại ngay từ đầu.
Mục tiêu nghề nghiệp kế toán không có lợi ích cho công ty
Người tuyển dụng tuyển người làm việc đương nhiên là vì lợi ích của công ty. Chẳng có lý do gì để họ quan tâm đến một mục tiêu nghề nghiệp hoàn toàn không phục vụ cho họ.
Khi nêu mục tiêu nghề nghiệp trong CV cần phải nhấn mạnh bạn có thế mạnh gì để phát triển cho công việc. Viết ra những thế mạnh mang lại lợi ích nhiều nhất cho công ty.
Không đưa ra mục tiêu ngắn hạn, dài hạn
Hãy tách biệt rõ ràng dự định tương lai cho nghề nghiệp trong khoảng thời gian ngắn và dài. Bạn sẽ thể hiện được mình là người hiểu biết có định hướng rõ ràng. Người tuyển dụng sẽ rất trân trọng điều đó.
Mục tiêu nghề nghiệp chỉ cho bạn
Đừng có ý định đưa những mục tiêu riêng của mình vào CV xin việc. Việc đó sẽ chẳng có ích gì cho bạn thậm chí còn tạo cảm giác không tốt với người tuyển dụng. Người tuyển dụng họ quan tâm nhất là bạn có ích gì cho công ty họ.
Một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp tham khảo
- Tôi luôn mong muốn và cố gắng để có thể tìm kiếm một công việc phát triển với công ty X. Đây là môi trường tôi hy vọng có cơ hội được làm việc trong đó – nơi kiến thức chuyên sâu về kiến thức máy tính và nơi những kiến thức kế toán của tôi được vận dụng một cách tối đa.
- Trong tương lai gần tôi mong muốn kiếm được một vị trí nhân viên kế toán trong một công ty có môi trường chuyên nghiệp và cơ hội thăng tiến cao. Và phấn đấu trở thành kế toán trưởng trong khoảng 5 năm tiếp theo.
- Tôi là một người nhiệt huyết, luôn chủ động trong mọi việc và tôi đang tìm kiếm một vị trí kế toán cao cấp để khai thác tốt hơn những kỹ năng và kinh nghiệm tôi đã có được trong ngành này.
- Tôi mong muốn trở thành một phần trong phòng kế toán của công ty X, hy vọng có thể giúp cho bộ phận kế toán của công ty một cách tốt nhất có thể. Đó là mục tiêu nghề nghiệp về kế toán của tôi.
- Sau 2 năm gắn bó với vị trí kế toán trưởng của công ty Y, tôi đã có những kỹ năng và kinh nghiệm tốt trên vị trí của một kế toán trưởng. Tôi hy vọng trong vòng 5 năm tới, tôi có cơ hội được đứng giảng cho 500 học viên để đào tạo lên thành kế toán trưởng chuyên nghiệp. Và đây chính là mục tiêu kế toán trưởng của tôi.
- Mục tiêu nghề nghiệp kế toán của tôi là trong vòng 1 năm tới sẽ trở thành chuyên viên kế toán cấp cao tại công ty tôi đang làm việc.
Dù mục tiêu nghề nghiệp kế toán của bạn là gì, ngôn ngữ cần phải chính xác, rõ ràng, tự tin và trang trọng. Bên việc nhấn mạnh vào những kỹ năng chính hoặc điểm mạnh, bạn cũng cần đề cập đến lợi ích bạn mang đến cho công ty hoặc người tuyển dụng. Bằng cách đó, bạn đang cho họ lý do để tiếp tục đọc CV của bạn.