Sau khi bên mua và bên bán thỏa thuận mua bán đất, bên mua sẽ đặt cọc tiền cho bên bán. Lúc này cả 2 bên sẽ sử dụng hợp đồng đặt cọc mua bán đất. Vậy nên hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất đơn giản, và đầy đủ thông tin pháp lý của năm 2021.
Vì sao cần thiết phải làm mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất đơn giản?
Trong bộ Luật dân sự 2015, điều 328 thì khái niệm đặt cọc được quy định cụ thể như sau:
- Đặt cọc là việc một bên (hay còn gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (hay còn gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc đá quý, vàng hay vật có giá trị khác (có thể gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để đảm bảo giao kèo hoặc thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng được ký kết thì tài sản đặt cọc sẽ được đưa cho bên nhận đặt cọc hoặc được trừ dần để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc thực hiện hợp đồng thì trừ trường hợp ngoại lệ, bên này phải trả cho bên đặt cọc toàn bộ tài sản đặt cọc hoặc một khoản tiền tương đương giá trị của tài sản đặt cọc. Ngược lại, nếu bên đặt cọc từ chối việc thực hiện hợp đồng, thì tài sản đặt cọc này sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.
Có thể nói rằng hợp đồng đặt cọc để đảm bảo tính khả thi của giao dịch và ràng buộc quyền lợi giữa bên bán và bên mua. Nhờ có hợp đồng mà mọi giao dịch trở nên nhanh chóng nhanh chóng, chính xác hơn và tuân theo đúng pháp luật Việt Nam.
Những nội dung cần có trong mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất
Cũng như nhiều mẫu hợp đồng mua bán đất khác, nội dung hợp đồng đặt cọc mua đất bao gồm những mục sau:
- Thông tin cá nhân của cả 2 bên: bên nhận đặt cọc và bên đặt cọc. Thông tin này bao gồm họ và tên, ngày sinh, số CMND và hộ khẩu thường trú.
- Đối tượng hợp đồng: tài sản đặt cọc (số tiền được viết rõ ràng bằng số và bằng chữ).
- Mục đích chuyển nhượng đất có bao gồm địa chỉ chính xác và các thông tin thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giá chuyển nhượng. Kèm theo phương thức thanh toán và đặt cọc.
- Thời gian và thời hạn đặt cọc.
- Nghĩa vụ và quyền của các bên khi thỏa thuận đặt cọc cũng như chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Khi có tranh chấp xảy ra sẽ giải quyết theo hình thức nào.
- Cam đoan/ cam kết của các bên.
Tham khảo mẫu hợp đồng thứ nhất
Mời các bạn tham khảo một mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất rất đơn giản nhưng đầy đủ thông tin pháp lý sau:
Tham khảo mẫu hợp đồng thứ hai
Ngoài mẫu thứ nhất, các bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất thứ hai đầy đủ và chi tiết hơn như sau:
Một vài lưu ý không nên bỏ qua
Tuy hợp đồng đặt cọc đất đã có đủ điều khoản pháp lý nhưng các bạn vẫn cần xem xét một vài yếu tố sau để tránh bị vô hiệu khi ký hợp đồng:
- Chủ thể của hợp đồng phải tham gia vào các giao dịch dân sự một cách tự nguyện.
- Chủ thể của hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự.
- Nội dung của các giao dịch dân sự không được trái với đạo đức xã hội và không được vi phạm các điều cấm của pháp luật.
Trong trường hợp hợp đồng không đáp ứng được các điều kiện về chủ thể, nội dung và hình thức như trên thì hợp đồng đó sẽ bị coi là vô hiệu trước pháp luật Việt Nam
Một vài điều cần lưu ý khi điền mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc
Khi điền mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc các bạn phải ghi chính xác và đầy đủ các thông tin cá nhân của người nhận tiền đặt cọc và người đặt cọc. Đặc biệt hơn nữa là các thông tin về thửa đất và tài sản gắn liền với đất cũng phải được điền chính xác về nguồn gốc, loại đất và diện tích của thửa đất đó. Bên cạnh đó, các bạn phải ghi rõ ràng đơn vị của số tiền giao nhận cọc là tiền Việt Nam Đồng hay ngoại tệ (đô la Mỹ, Euro..). Ngoài ra theo quy định của luật dân sự thì tài sản đặt cọc có thể sử dụng các loại kim loại quý như vàng, kim cương hay đá quý.
Với 2 mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất đơn giản và đầy đủ thông tin pháp lý như bên trên, hy vọng các bạn sẽ có một bản hợp đồng như ý!