Trong lĩnh vực kinh tế, khái niệm kinh tế thị trường là gì được nhiều người quan tâm. Bởi nó xuất hiện thường xuyên và được nhắc đến rất nhiều, đặc biệt là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tiêu chí đánh dấu sự phát triển của loài người chính là sự phát triển kinh tế qua các thời kỳ. Nền kinh tế thị trường mang đến nhiều ưu điểm về kinh tế xã hội nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm.
Tìm hiểu về mô hình kinh tế thị trường là gì?
Đây là mô hình kinh tế mà dựa trên mối quan hệ giữa người mua & người bán theo quy luật cung cầu. Thông qua số lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ có sẵn trên thị trường để xác định giá cả. Trong xã hội nô lệ đã có mầm mống kinh tế thị trường, khi xã hội phong kiến mới được hình thành. Tiếp đó đến xã hội tư bản chủ nghĩa thì nó phát triển vô cùng mạnh mẽ. Ở thời điểm thị trường xuất hiện việc trao đổi hàng hóa, nền kinh tế thị trường được ra đời.
Kinh tế thị trường tồn tại nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, vận động và phát triển. Ở đó có nhiều thành phần kinh tế hoạt động trong cơ chế cạnh tranh tự do, ổn định và bình đẳng. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường là được Nhà nước quản lý bằng luật pháp. Từ đó tạo điều kiện cho thị trường hoạt động, sử dụng các công cụ kinh tế hợp pháp để điều tiết nền kinh tế. Hơn nữa khắc phục những thất bại của thị trường, đây cũng là cơ sở để phân bố nguồn lực kinh tế hiệu quả.
Tất cả các hàng hóa, dịch vụ, lao động được trao đổi tự do trên thị trường. Một số công cụ điều tiết thị trường dựa vào cơ sở thị trường để hình thành như lãi suất ngân hàng, giá cả, tiền lương,… Cùng với quy luật cung cầu, giá cả, cạnh tranh mà đối tượng tham gia là các doanh nghiệp, cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường luôn hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, bình đẳng, quyền lợi như nhau. Lao động tạo ra hàng hóa, dịch vụ, trao đổi theo giá cả thị trường và tuân theo nguyên tắc thị trường.
Kinh tế thị trường có ưu điểm, nhược điểm gì?
Ưu điểm đầu tiên mà nền kinh tế thị trường mang lại là thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Giá tăng lên khi lượng cầu tăng cao hơn lượng cung, khi đó lợi nhuận tăng lên. Điều này khuyến khích các nhà sản xuất tăng hàng hóa cung ứng ra thị trường. Tuy nhiên muốn đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì cần đổi mới về sản phẩm. Không chỉ về mẫu mã, công nghệ mà còn về quy trình sản xuất, quản lý của doanh nghiệp.
Kinh tế thị trường tạo ra lực lượng sản xuất lớn thỏa mãn nhu cầu về các mặt hàng. Hơn nữa còn là nơi tạo động lực để con người sáng tạo, cạnh tranh tự do. Và là nơi tuyển chọn, đào tạo, phát hiện, đào thải con người, tạo môi trường kinh doanh công bằng. Khi nền kinh tế thị trường hình thành, con người cũng được giải quyết nhu cầu việc làm.
Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Có thể xảy ra trường hợp người giàu càng giàu còn người nghèo ngày càng nghèo. Rủi ro về khủng hoảng kinh tế, mất cân bằng cung cầu cũng có thể xảy ra. Điển hình có thể kể đến đại khủng hoảng năm 1929 ở Mỹ do hàng hóa ứ đọng, doanh nghiệp phá sản.
Loại kinh tế thị trường ở Việt Nam
Nước ta có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được xác định tại Đại hội XIII năm 2021 của Đảng. Trước đó tại Đại hội IX năm 2001 Đảng và Nhà nước cũng đã xác định cơ chế thị trường này. Đây là nền kinh tế thị trường có đặc điểm cơ bản là vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiện đại. Đồng thời hướng tới hội nhập quốc tế, được Nhà nước pháp quyền XHCN quản lý. Ngoài ra được Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, tiến tới mục tiêu xây dựng đất nước.
Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN rất phù hợp với Việt Nam và các nước chưa phát triển quá độ lên CNXH. Trong hơn 30 năm qua, nước ta đã có công cuộc đổi mới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Trước kia là một trong những nước nghèo nhất thế giới trước năm 1986, nhờ vậy mà giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo.
Tình hình dịch Covid 19 thời gian qua cũng tác động lớn đến kinh tế của nước ta, tăng trưởng kinh tế thấp. Không những vậy nó còn mang đến sự thay đổi về xã hội, cơ cấu dân số, tác động đến y tế. Để phát triển hơn nữa nền kinh tế thị trường ở nước ta cần thúc đẩy mọi tiềm năng và nguồn lực đất nước.
Bài viết trên đã làm rõ vấn đề kinh tế thị trường là gì cũng như các ưu, nhược điểm của nó. Đồng thời chỉ ra nước ta phát triển nền kinh tế thị trường XHCN là vô cùng đúng đắn. Dưới sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước hứa hẹn trong tương lai kinh tế Việt Nam sẽ vươn xa.