Khi các khách hàng vay vốn mà không trả được nợ cho phía ngân hàng sẽ hình thành rủi ro tín dụng. Các ngân hàng sẽ có các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định để đảm bảo quá trình hoạt động. Ngân hàng thương mại có nguồn thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Vì thế không tránh khỏi rủi ro tín dụng, cần xử lý rủi ro tín dụng theo nguyên tắc và quy trình nhất định.
Khái niệm và các loại dự phòng rủi ro tín dụng
Khi khách hàng vay và không thực hiện theo hợp đồng tín dụng sẽ xảy ra rủi ro tín dụng. Điển hình là việc khách hàng không trả nợ, trả không đủ khi đến hạn gây tổn thất cho ngân hàng thương mại. Nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến kỹ thuật, công nghệ luôn tăng lên. Điều này đòi hỏi ngân hàng thương mại tăng cường hoạt động tín dụng. Đồng nghĩa với việc phát sinh nhiều rủi ro tín dụng, nó có thể xảy ra bất cứ khi nào.
Khoản tiền trích ra để dự phòng những tổn thất có khả năng xảy ra khi tổ chức tín dụng không thực hiện đúng nghĩa vụ được gọi là dự phòng rủi ro. Ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và khoản này được hạch toán vào chi phí hoạt động. Căn cứ để xác định trích lập là phân loại nợ tại ngân hàng vào các nhóm nợ. Dựa vào tiêu chuẩn định tính, định lượng ngân hàng sẽ đánh giá cam kết ngoại bảng và mức độ vay.
Dự phòng tín dụng được chia thành dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Khoản tiền được trích lập dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra gọi là dự phòng chung. Với điều kiện là khoản tiền này chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.
Đối với từng khoản nợ cụ thể, khi tổn thất xảy ra sẽ trích lập dự phòng cụ thể. Công thức tính bằng tỷ lệ trích lập nhân với hiệu của số dư khoản nợ và giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo. Trong đó Nhà nước quy định theo từng thời kỳ đối với tỷ lệ trích lập dự phòng và giá trị khấu trừ tài sản đảm bảo. Quy định từ nhóm 1 đến nhóm 5 tỷ lệ trích lập dự phòng lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50%, 100%. Bên cạnh trích dự phòng cụ thể, tổ chức tín dụng cần trích cả dự phòng chung, cả 2 đều trích từ chi phí. Cách tính trích dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị khoản nợ (từ nhóm 1-4).
Nguyên tắc sử dụng và trích lập dự phòng rủi ro
Ngân hàng nhà nước ra 2 quyết định với mục đích quy định về việc trích lập dự phòng rủi ro với ngân hàng. Đó là quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN với những khoản mục rất rõ ràng.
Các trường hợp tổ chức tín dụng sử dụng khoản dự phòng xử lý rủi ro gồm:
- Các doanh nghiệp, tổ chức là khách hàng hiện đã bị phá sản và giải thể mà pháp luật quy định.
- Cá nhân mất tích hoặc bị chết, các khoản nợ trong nhóm 5.
- Các khoản nợ chờ Chính phủ xử lý, các tổ chức tín dụng được phép xử lý rủi ro bằng khoản dự phòng rủi ro.
Mỗi quý tổ chức tín dụng sẽ xử lý rủi ro tín dụng bằng quỹ dự phòng rủi ro. Hơn nữa việc sử dụng các quỹ này cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:
- Mỗi khoản nợ được xử lý rủi ro bằng dự phòng cụ thể.
- Phát mại tài sản đảm bảo thu hồi nợ, theo quy định của pháp luật và thỏa thuận với khách hàng.
- Nếu phát mại tài sản không đủ để giải quyết rủi ro tín dụng thì cần xử lý đủ bằng cách sử dụng dự phòng chung.
Xóa nợ và sử dụng dự phòng để giải quyết rủi ro hoàn toàn khác nhau. Tổ chức tín dụng, cá nhân liên quan không được thông báo về việc xử lý rủi ro cho khách hàng. Tổ chức tín dụng cần chuyển khoản nợ đã xử lý từ hạch toán nội bảng sang ngoại bảng. Đối với trường hợp đã sử dụng quỹ dự phòng để giải quyết rủi ro, sau đó dựa vào để theo dõi. Đồng thời có những biện pháp nhằm thu hồi nợ triệt để, sau 5 năm mới được xuất toán khỏi ngoại bảng.
Việc xuất toán đối với ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ tài liệu, hồ sơ theo yêu cầu. Nhất là những tài liệu chứng minh không thu hồi được nợ khi đã sử dụng mọi biện pháp. Ngoài ra cần được chấp thuận bởi ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính thông qua văn bản.
Quy trình xử lý rủi ro tín dụng thông qua 4 bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Thẩm định giá rủi ro, đánh giá năng lực lãnh đạo của doanh nghiệp.
Bước 2: Lượng hóa rủi ro bằng các chỉ số và công cụ phân tích, đo lường rủi ro.
Bước 3: Quản lý, giám sát việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, ngừng giải ngân khi có sai phạm.
Bước 4: Đưa ra các biện pháp giải quyết rủi ro một cách hợp lý nhất.
Dự phòng rủi ro tín dụng là một khoản cần thiết đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Rủi ro tín dụng không ai mong muốn nhưng nó rất dễ xảy ra và khó lường. Nó gây nên khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, cần có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp nhất.