Khi nói, khi giao tiếp, khi thuyết trình,… nhiều người hay bị hụt hơi. Cách hiệu quả để nói chính là lấy hơi từ bụng. Làm thế nào để có thể lấy hơi từ bụng khi nói. Có những cách lấy hơi từ bụng khi nói nào hiệu quả? Có thể cải thiện giọng nói bằng những kỹ thuật nào? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết cách lấy hơi từ bụng khi nói hiệu quả qua bài viết sau nhé.
Cách lấy hơi từ bụng khi nói hiệu quả
Lấy hơi từ bụng khi nói giúp bạn cải thiện tình trạng hiệu quả khi giao tiếp, khi thuyết trình,… Dưới đây là cách lấy hơi từ bụng khi nói hiệu quả.
Bước 1: Kiểm tra việc lấy hơi bình thường
Để tập lấy hơi từ bụng khi nói, bạn cần đứng thẳng với tư thế này bạn dễ dàng lấy hơi từ bụng. Tiếp theo, bạn cần đặt tay lên vị trí bụng và ngực để nhận biết cách hít thở bình thường của cơ thể.
Khi hít vào bình thường, lồng ngực căng lên đồng thời đó thì bụng lại co lại. Còn khi thở ra bình thường thì lồng ngực xẹp xuống, đồng thời phần bụng lại căng lên.
Bước 2: Tập lấy hơi từ bụng
Sau khi đã kiểm tra được cách hít thở bình thường, tiếp theo bạn cần tập lấy hơi từ bụng. Để tập luyện lấy hơi từ bụng, bạn cần điều khiển hơi thở, tức khi hít vào thì bạn cần điều khiển khí để dồn hết xuống vùng bụng. Điều này, giúp khi bạn hít thật sâu, bụng căng nhiều hơn khoang ngực.
Đồng thời với điều khiển hơi thở, khi thở ra thì khoang ngực và phần bụng đều xẹp xuống. Bạn cần luyện tập lấy hơi từ bụng đều đặn trong 30 ngày để mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Bước 3: Điều phối hơi từ bụng
Điều phối hơi từ bụng tức khi bạn lấy một hơi từ bụng thật sâu, bạn sẽ nhận thấy câu nói được phát ra được duy trì một năng lượng ổn định và rõ ràng. Điều phối hơi đều đặn để các câu nói trong bài thuyết trình, trong giao tiếp, khi hát,… không bị hụt hơi, bị ngắt quãng,…
Bước 4: Luyện tập mở khoang miệng
Luyện tập mở khoang miệng hay còn gọi là luyện tập mở vòm cộng minh. Khi luyện tập mở khoang miệng, bạn cần phát âm tròn chữ và phát âm to rõ và chậm rãi. Bạn cần phát âm to rõ từ những âm trầm đến những âm bổng. Sau khi phát âm bạn cần thay đổi cao độ của các âm.
Việc luyện tập mở rộng khoang miệng giúp dễ dàng lấy hơi từ phần bụng để tạo nên được tiếng vang rõ. Việc mở rộng khoang miệng khi tập lấy hơi từ bụng giúp bạn không cần phải điều chỉnh giọng nói bằng dây thanh quản. Điều này, giúp bạn hạn chế được tình trạng khan tiếng.
Các kỹ năng giúp cải thiện giọng nói hiệu quả
Bạn có thể cải thiện giọng nói của bản thân một cách hiệu quả giúp bạn tự tin khi giao tiếp, khi thuyết trình, khi hát,… Một số kỹ năng giúp cải thiện giọng nói hiệu quả.
Phát âm rõ ràng
Phát âm rõ ràng là một kỹ năng giúp cải thiện giọng nói hiệu quả. Để phát âm được rõ ràng, bạn cần luyện tập đọc hàng ngày, bạn có thể luyện tập đọc bằng cách đọc sách, đọc tạp chí, đọc các thông tin trên mạng,…
Khi đọc bạn cần đọc thật chậm, thật to các chữ và phát âm tròn vành. Hơn nữa, khi luyện tập phát âm, bạn cần sửa ngày các lỗi chính tả, lỗi phát âm địa phương. Đây là những lỗi khiến cho bạn mất điểm khi giao tiếp, thuyết trình,…
Làm chủ tốc độ nói và âm lượng khi nói ra
Một trong các kỹ năng giúp cải thiện giọng nói chính là làm chủ tốc độ nói và âm lượng khi nói ra. Cách làm chủ tốc độ nói và âm lượng khi phát ra cụ thể:
Tốc độ khi nói
Đối với tốc độ nói, bạn cần phải biết rõ khi nào cần nói chậm, khi nào cần nói nhanh. Điều này, giúp bạn dễ dàng truyền tải nội dung với đối phương. Việc xác định và nắm rõ tốc độ khi nói giúp việc thuyết trình, cuộc giao tiếp không trở nên nhàm chán.
Bên cạnh đó, nhiều khi bạn cần ngừng lại trong lúc nói. Việc ngừng lại thường gặp khi đặt ra các câu hỏi, khi nói đến những khúc gây cấn. Điều này tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn cho đối phương. Tuy nhiên cũng không nên dừng lại làm trở nên rề rà khi nói.
Từ đó, để điều chỉnh lại giọng nói, bạn không nên nói quá nhanh hoặc nói quá chậm. Tùy vào trường hợp mà điều phối tốc độ nói sao cho phù hợp nhất để không làm cho cuộc hội thoại trở nên nhàm chán.
Âm lượng khi nói ra
Việc nói quá to hoặc nói quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến quá trình nói khiến cuộc hội thoại, thuyết trình,… bị ảnh hưởng rất lớn. Nói quá to khi giao tiếp khiến đối phương cho rằng bạn quá thô lỗ. Đồng thời, khi nói quá nhỏ người khác sẽ cho rằng bạn thiếu đi sự tự tin. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh âm lượng để cải thiện giọng nói của bản thân.
Vì vậy, khi nói bạn cần nói giọng vừa đủ nghe, trong khi nói cần phải nhấn nhá vài chỗ để tạo thành điểm nhấn thu hút đối phương. Hơn nữa, cần phải có âm điệu trầm bổng khi nói để tạo không khí khi giao tiếp,…
Tạo ngữ điệu êm ái khi nói
Tạo ngữ điệu khi nói là một trong các kỹ năng giúp bạn cải thiện giọng nói của bản thân.Tạo ngữ điệu khi nói cần phải êm ái điều này giúp bộc lộ được ý nghĩa khi phát ngôn cũng như tình cảm người nói dành cho đối phương.
Để tạo được âm điệu khi nói bạn cần ghi âm lại lời nói của mình rồi nghe lại để điều chỉnh lại ngữ điệu. Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện tập tạo ngữ điệu êm ái khi ngẫu hứng hát vài bài hát với nhiều giai điệu khác nhau.
Trên đây là thông tin về cách lấy hơi từ bụng khi nói cùng các vấn đề xoay quanh hữu ích. Hy vọng, bài viết giải đáp được vấn đề bạn đang tìm hiểu. Chúc bạn cải thiện được giọng nói hiệu quả nhé.