Các đèn báo trên taplo xe tải không còn xa lạ gì đối với chúng ta, tuy nhiên để hiểu và nắm rõ công dụng của chúng thì không hẳn ai cũng biết. Do vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của các đèn báo này và vai trò của chúng trong quá trình di chuyển.
Tìm hiểu các đèn báo trên taplo xe tải
Trước tiên chúng ta cần biết được rằng các đèn báo trên taplo xe tải là một chuỗi các ký hiệu, biểu thị đặc trưng cho một chuỗi, hệ thống hoặc hoạt động nào đó trên xe. Khi bất kỳ bộ phận nào trên xe trong quá trình sử dụng có vấn đề thì sẽ được báo lại trên taplo giúp cho người sử dụng dễ dàng nhận biết để tiến hành sửa chữa, bảo trì và đảm bảo an toàn hơn khi lái. Hệ thống các đèn này thường sẽ được bật sáng trong một vài giây rồi tự động tắt khi tài xế bắt đầu bật máy.
Hiện nay trên taplo xe tải có 3 loại đèn chính chia làm 3 màu với công dụng khác nhau: đỏ, vàng, xanh như 3 màu của đèn giao thông. Ba loại đèn trên thể hiện mức độ nghiêm trọng của vấn đề, người tài xế cần nắm rõ để có phương hướng xử lý kịp thời.
Ý nghĩa, vai trò quan trọng của các đèn báo trên taplo xe tải
Như đã được đề cập thì đèn báo của taplo xe tải có 3 loại chính được đại diện bởi 3 màu: xanh, vàng, đỏ. Hiểu rõ ý nghĩa của các đèn báo này sẽ giúp nâng cao độ an toàn cho người tài xế trong quá trình sử dụng và di chuyển. Sau đây sẽ là chi tiết về ý nghĩa và vai trò của các đèn báo này:
Đèn màu xanh
Đèn taplo màu xanh là đèn hiển thị mức độ an toàn của xe. Cũng tương tự như đèn màu xanh trên đèn giao thông thì đèn màu xanh taplo thể hiện xe đang vận hành an toàn, đảm bảo, có thể di chuyển với vận tốc nhanh. Nếu xe hiển thị đèn này thì bạn không cần phải lo lắng mà cứ sử dụng bình thường.
Thông thường đèn màu xanh thường là đèn để chỉ các hệ thống đang hoạt động trên xe như hệ thống điều hòa làm mát, hệ thống đèn chiếu sáng,…
Đèn màu vàng
Đối với đèn màu vàng trên taplo thì thường là đèn cảnh báo, yêu cầu người lái phải chú tâm đến hệ thống này. Đèn vàng trên taplo cũng là đèn có tỷ lệ khá lớn trên tổng số các đèn.
Ví dụ như nếu dầu của xe đang có áp suất thấp thì xe sẽ báo hiệu đèn vàng để cho người lái biết và sớm đi bảo trì kịp thời. Đối với đèn vàng thì mức độ nguy hiểm ảnh hưởng tới xe chưa cao tuy nhiên nếu duy trì lâu mà không có biện pháp xử lý hợp lý thì tình trạng này sẽ tệ hơn và đèn sẽ chuyển sang màu đỏ.
Đèn màu đỏ
Đây là mức độ cảnh báo mạnh nhất trên taplo xe tải, biểu thị mức độ nguy hiểm và rất nguy hiểm. Một khi mà đèn đỏ xuất hiện thì người sử dụng cần cố gắng khắc phục trong thời gian nhanh nhất để tránh gặp rắc rối khi sử dụng sau đó. Nếu xe gặp vấn đề trong quá trình di chuyển mà bản thân không thể tự xử lý được thì tốt nhất bạn nên dừng xe và yêu cầu hỗ trợ.
Bên cạnh 3 loại đèn báo hiệu trên thì trên taplo cũng có đèn màu trắng nhằm mục đích thông báo chỉ số, thông tin trên xe. Do đó đèn trắng không có ảnh hưởng xấu đến quá trình vận hành của xe.
Tác hại khi không hiểu các đèn báo trên taplo xe tải
Thật đáng lo ngại khi mà qua một cuộc khảo sát được thực hiện với trên 2000 tài xế thì chỉ ra rằng lên đến hơn 97% tài xế không hiểu được tất cả ý nghĩa cả các đèn báo trên taplo xe tải. Trong đó: hơn 1000 tài xế hiểu được một phần tư ký hiệu đèn trên xe, hơn 500 tài xế thấy các đèn cảnh báo trên xe của mình nhưng chưa nắm được vấn đề đang xảy ra,…
Nếu các tài xế này không kịp thời trang bị đầy đủ kiến thức cho bản thân về ý nghĩa của các đèn báo này thì sẽ rất dễ bị tệ hơn gây ảnh hưởng đến kinh tế. Thậm chí nặng hơn là gây nguy hiểm về tính mạng không chỉ cho bản thân mà còn đối với các người khác khi lưu thông trên đường.
Trái lại, nếu những tài xế này có thể nắm rõ được ý nghĩa của những đèn báo hiệu ấy thì sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời giúp cho động cơ và các hệ thống khác trên xe được hoạt động trơn tru, bền bỉ hơn, tiết kiệm được rất nhiều chi phí bảo trì xe.
Qua bài viết trên tôi mong rằng các bạn sẽ hiểu được phần nào ý nghĩa và vai trò của các đèn báo trên taplo xe tải đồng thời đó là một số tác hại khi không nắm và hiểu rõ ý nghĩa của nó. Hãy tìm hiểu để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn và sức khỏe người khác.